• Trang ch
  • Tin Tức
  • Lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng gồm những gì?

Lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng gồm những gì?

Lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng gồm những gì?

Nghi lễ cúng Thần Tài vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng là lễ cúng quan trọng với nhiều người, đặc biệt là với người kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng gồm những gì, cúng Thần Tài mùng 10 vào giờ nào tốt nhất? Vậy hãy cùng banthothinhvuong tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tham khảo thêm:

1. Lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng gồm những gì?

Lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng thường được mọi người chuẩn bị một cách đơn giản với những vật phẩm như: Nến, hương nhang, 3 cốc nước/ 3 cốc rượu, hũ gạo, muối, tiền vàng mã, thuốc lá, hoa tươi, bánh kẹo…

Lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng
Lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng

Thông thường người ta sẽ thờ chung Thần Tài và Ông Địa với nhau, đây là 2 vị thần khá đặc biệt khi vừa dùng đồ mặn vừa dùng đồ chay, điều này cũng khiến việc chuẩn bị lễ cúng cần được chuẩn bị chu đáo hơn. Mâm cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng có sự khác nhau ở các tháng trong năm, cụ thể như sau:

a) Từ tháng 1 tới tháng 6 âm lịch chuẩn bị lễ cúng mặn

Đồ cúng Thần Tài mùng 10 từ tháng 1 tới tháng 6 gồm: 1 bình hoa tươi (hoa cúc, hoa đồng tiền…), 5 cây nhang, mâm ngũ quả với 5 loại trái cây (có trái dừa), 5 chén rượu, 2 điếu thuốc, 2 đèn cầy, hũ muối, hũ gạo, vàng bạc đại 2 miếng.

Bên cạnh đó cần chuẩn bị các món mặn là một bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt lợn luộc, 1 con tôm (hay cua) luộc và 1 quả trứng luộc. Bộ tam sên tượng trưng cho Thuỷ – Thổ – Thiên.

b) Từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm chuẩn bị lễ cúng chay

Đồ cúng Thần Tài mùng 10 từ tháng 7 đến hết năm thì các bạn cũng chuẩn bị các lễ vật cúng giống như trên chỉ khác là thay bộ tam sên bằng những loại bánh chay như bánh ngọt, bánh ít, bánh tét, bánh trôi…

Lưu ý: Với các lễ vật gia chủ nên chuẩn bị mâm hoặc một cái bàn đặt ở phía trước bàn thờ để đặt đồ cúng chứ không đặt lễ vật xuống đất

2. Các bước tiến hành nghi lễ cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng chi tiết

Dưới đây là các bước tiến hành nghi lễ cúng ông Thần Tài mùng 10 hàng tháng chi tiết, mời các bạn tham khảo:

Bước 1: Lau dọn, sắp xếp ban thờ Thần Tài gọn gàng, sạch sẽ

Bước 2: Chuẩn bị mâm cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng với các lễ vật như trên

Bước 3: Các bạn đốt hương và cắm vào bát hương trên bàn thờ Thần Tài

Bước 4: Bắt đầu thực hiện nghi thức cúng Thần Tài: các bạn chắp tay và đọc bài văn khấn Thần Tài mùng 10 hàng tháng với lòng thành tâm, tôn kính.

  • Khi đọc bài cúng không cần đọc quá to, mà chỉ cần đọc nhẩm trong miệng. Khi đọc xong thì đi ra theo tư thế lùi chứ không được quay lưng vào bàn thờ
  • Người cúng phải mặc đồ gọn gàng, sạch sẽ, kín đáo

Bước 5: Đợi hương cháy hết thì người thực hiện nghi lễ sẽ chắp tay để xin hạ lễ

Bước 6: Thu dọn ban thờ, hóa vàng và thụ hưởng lễ vật

3. Cúng Thần Tài mùng 10 vào giờ nào tốt nhất?

Theo các chuyên gia phong thủy cho biết cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng vào giờ Thìn (từ 7 đến 9 giờ sáng) hoặc giờ Ngọ (từ 11 đến 13 giờ chiều) là tốt nhất.

Cụ thể như sau:

  • Khung giờ từ 7h – 9h sáng: Làm lễ cúng Thần Tài vào khung giờ này sẽ giúp cho việc làm ăn, kinh doanh, buôn bán của gia chủ gặp nhiều điều thuận lợi, may mắn, việc đầu tư thuận buồm xuôi gió.
  • Khung giờ từ 11h – 13h: Đây là giờ Ngọ, khung giờ này phù hợp để làm những việc quang minh chính đại, hành sự ban ngày thì thuận lợi đại cát, đại lợi. Ngoài ra, nếu các bạn tiến hành những việc như khai trương, mở hàng, xuất kho, ký kết hợp đồng hay hùn vốn đầu tư…thì sẽ đều gặp nhiều may mắn, mọi sự thuận lợi, hanh thông

Mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ biết cách tiến hành nghi lễ cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng đúng chuẩn phong thủy, biết được mâm cúng Thần Tài mùng 10 gồm những gì cũng như là khung giờ cúng Thần Tài tốt nhất để từ đó có thể chuẩn bị chu đáo, nghiêm trang và có được nhiều tài lộc, may mắn hơn.

Tham khảo thêm:

Đăng ký tư vấn